image banner
Giới thiệu chung về xã Tân Sơn

    I. MỤC GIỚI THIỆU.

    a. GIỚI THIỆU HUNG:

    + Lịch sử hình thành:

    Tân Sơn có xuất xứ từ năm 1341 thời vua Trần Dụ Tông. Đến thời kỳ Lê - Mạc phân tranh Tân Sơn lúc này có tên gọi là Trung Hậu và Thượng Cát. Sau cách mạng tháng 8/1945 thành công xã Phượng Nghi được đổi thành xã Duy Tân. Ngày 10/11/1953 thực hiện chủ trương của nhà nước về quy mô lại bộ máy hành chính nhà nước cấp xã. Xã Duy Tân được chia thành xã Tân Sơn và xã Minh Sơn. Dân cư và bản sắc văn hoá, cũng như bao miền quê khác thuộc vùng đất Hoan châu, tổ tiên của các dòng họ ở Tân Sơn đựơc hình thành và phát triển. Nhiều gia phả của các dòng họ ghi lại, cư dân Tân Sơn từ thuở khai cơ lập nghiệp sinh sống chủ yếu bằng nghề khai hoang trồng trỉa, cuộc sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm, dần dần biết đắp bờ giữ nước biến đất hoang thành ruộng vườn và trồng lúa nước cho tới ngày nay. Nhìn chung đời sống của người dân Tân Sơn từ xưa đến nay ít có hộ giàu, chủ yếu đời sống của đa số người dân chỉ ở mức "Thường thường bậc trung" nếp sống bình dị, mực thước, chân chất nhưng giàu sức sáng tạo.

    Bên cạnh các nghề nói trên người dân Tân Sơn đã biết buôn bán từ khá sớm. Chợ Đình có từ lâu đời, là nơi trao đổi buôn bán hàng hoá không chỉ của nhân dân trong vùng mà còn là nơi giao lưu hàng hoá của nhân dân các vùng phụ cận về đây buôn bán sầm uất, hàng hoá đa dạng và phong phú.

    + Truyền thống cách mạng của nhân dân xã Tân Sơn:

    Trong gian lao, thử thách, trong những khó khăn của buổi đầu đất nước giành được độc lập, trong kháng chiến kiến quốc và xây dựng quê hương. Thời kỳ nào Tân Sơn cũng có những đóng góp quan trọng cho đất nước. Điều đó được minh chứng bằng những kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực, những tấm huân chương, huy chương, bằng khen là thể hiện sự ghi nhận, tin tưởng của các cấp đối với nhân dân và cán bộ xã Tân Sơn từ trước đến nay. Đó là xã Tân Sơn đã được Chủ Tịch nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba (năm 1953), trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, xã Tân Sơn đã có thành tích trong xây dựng HTX đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 (năm 1968), trong sự nghiệp xây dựng CNXH, đặc biệt là trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xã Tân Sơn vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng nhì năm (1988), Huân chương Lao Động hạng nhất (năm 1998) và danh hiệu cao quý "Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” (năm 2000) và nhiều bằng khen, cờ thi đua của Chính Phủ, của Tỉnh và của huyện Đô Lương.

        Tổng kết hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhân dân và cán bộ xã Tân Sơn đựơc trao tặng 10 Huân chương quân công, 649 huân chương, huy chương chiến thắng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hàng trăm huân chương giải phóng, huân chương chiến công và chiến sĩ vẻ vang, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược. Với tinh thần "xẻ dọc trường sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai". Với phương châm "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, con em Tân Sơn đã hăng hái tòng quân đánh giặc, đã có 148 thanh niên đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường và 246 thương bệnh binh, 10 bà mẹ việt nam anh hùng. Sự cống hiến hy sinh đó đã trở thành bất tử đối với tổ quốc ta, mãi mãi khắc ghi. Sự hy sinh đó đã góp phần to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất non sông Việt Nam.

       Trong 33 năm đổi mới (1986 - 2021) Tân Sơn được cấp trên tặng thưởng hàng chục lá cờ và bằng khen của Chủ Tịch nước, Thủ Tướng Chính phủ, các Bộ ngành TW và Chủ tịch Tỉnh, Chủ tịch UBND huyện. Ngoài ra trong những năm 1995 - 1998 Tân Sơn đựơc đón tiếp các phái đoàn cấp cao của Đảng và Nhà nước về thăm và lam việc. Đặc biệt ngày 18/5/1998 đựơc Chủ Tịch nứơc Trần Đức Lương và đoàn cán bộ cấp cao Nhà nứơc về thăm và làm việc tại xã. Vinh dự hơn ngày 21/5/2005 Đảng bộ và nhân dân Tân Sơn đựơc đón Đ/c Nông Đức Mạnh - Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng cùng đoàn cán bộ cấp cao của Đảng về thăm và làm việc tại xã Tân Sơn.

      b . Đặc điểm tự nhiên

       1. Vị trí địa lý: Tân Sơn là xã nằm về phía đông của huyện Đô Lương cách trung tâm huyện 7 km, trên địa bàn có tuyến đường Quốc lộ 7B và Quốc lộ 7C đi qua. Địa giới hành chính của xã tiếp giáp với các xã như sau:

- Phía Đông  giáp xã Thái Sơn

- Phía Tây giáp xã Thịnh Sơn và Lạc Sơn

- Phía Nam giáp xã Minh Sơn

- Phía Bắc giáp xã Hòa Sơn

Tổng diện tích đất đất tự nhiên: 628,78 ha. Có 6 xóm với 1799 hộ có 6794 nhân khẩu.

      2. Đặc điểm địa hình, khí hậu

     - Địa Hình: Xã Tân sơn là vùng bán sơn địa, có dòng sông khuôn chảy qua nên có nhiều thuận lợi đặc biệt là chế độ nước đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp cùng với một hệ thống kênh mương đã được bê tông hoá rải khắp địa bàn sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất.

         - Khí hậu:

        Khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu gió mùa, chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Có sự khác biệt giữa hai mùa nóng – lạnh. Mùa nóng thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 1o dương lịch, nhiệt độ thườngtrên 250C. Tháng nóng nhất thường vào tháng 6,7 nhiệt độ lên cao tới 37-380C. Mùa nóng cộng với hoạt động của gió Phơn Tây – Nam thường gây ra hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp, có gió mùa Đông Bắc và Tây Bắc thổi mạnh mang theo nhiều hơi nước, mưa phùn và rét mướt. Lượng mưa trung bình trong năm là giao động 1.900 – 2.100 mml.

         -  Tài nguyên

        1.    Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên: 626,78 ha

       + Trong đó:

       - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp:                                     329,61 ha       

       - Diện tích đất lâm nghiệp:                                                       72,53 ha

       - Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản                                          19,39 ha

       - Diện tích đất phi nông nghiệp                                             203,34 ha

       - Diện tích đất chưa sử dụng                                                      1,91 ha

       2. Rừng: 

      Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 72,53 ha, nhìn chung diện tích rừng hiện có hầu hết là diện tích rừng sản xuất với 72,53 ha chiếm 100 %, rừng phòng hộ 0 Ha 0%. Diện tích rừng sản xuất chủ yếu trồng các loại cây nguyên liệu như keo, bạch đàn, rừng phòng hộ chủ yếu được trồng bằng cây thông.

       3. Mặt nước:

      Diện tích mặt nước sông suối là 19,39 ha, trong đó: diện tích ao hồ nuôi trồng thuỷ sản là 19,39 ha. Mặt nước sông suối chủ yếu là do có dòng sông khuôn chảy qua nhưng diện tích mặt nước chỉ sử dụng cho việc cho sản xuất nông nghiệp. Diện tích ao hồ nuôi trồng thuỷ sản là 19,39 ha.

     - Nhân lực

     1. Số hộ: 1850 hộ;

     2. Nhân khẩu: 6830 người;

     3. Lao động trong độ tuổi: 3.267 người; Trong đó lao động trong lĩnh vực Nông - Lâm - Thuỷ sản 1.620 người chiếm 49,6%. Dịch vụ, buôn bán: 1647 người   chiếm 50,4%

     - Văn hóa - xã hội môi trường:

    Các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn có 02 di tích cấp tỉnh: Nhà thờ họ Nguyễn Tất (xóm 6, Tân Sơn), Đền Khai Long (Xóm 1, Tân Sơn).

    Đơn vị hành chính xã Tân Sơn được phân chia thành 6 xóm, năm 2020 có 6 đạt tiêu chuẩn xóm văn hoá cấp huyện; năm 2021 có 6 đạt tiêu chuẩn xóm văn hoá cấp huyện; năm 2022 có 6 đạt tiêu chuẩn xóm văn hoá cấp huyện. Hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình Văn hóa tỷ lệ:  năm 2021 85,3%; năm 2022 đạt 92%

     Đến nay 2 trường học đều đạt chuẩn quốc gia. Trong đó: có 1 trường Mầm non đạt chuẩn mức độ 1; Trường Tiểu học đạt chuẩn mức độ 2; Toàn xã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục THCS mức độ 2. Quy mô trường mầm non có:14 Lớp, nhóm với 435 trẻ; Trường tiểu học có 18 lớp với 611 học sinh; Trường THCS có 10 lớp với 381 học sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm tỷ lệ 100% trong đó vào học trường THPT đạt tỷ lệ: 85,6%

      - Y tế

      Xã có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia,với 12 giường bệnh và 01 y sỹ. Trạm y tế của xã được đầu tư trang thiết bị, xã đã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. số người dân tham gia BHYT là 6.546/6.679 người, đạt tỷ lệ 96,3%. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT, và quản lý phần mềm sức khoẻ điện tử được 6.352/6.794 người, đạt 93,4% .Toàn xã có 2.815/6.794 người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa, đạt 41,4%.Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử có 5.260/6.794, đạt 77%

      -  Môi trường

     Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh: 100% hộ dân tại xã đều dùng nước giếng đào, nước máy và giếng khoan ở tầng nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh, không có hộ dân nào sử dụng nguồn nước sông suối. Tỷ lệ hộ có xây dựng đủ công trình (nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn là 100%;

      Tình hình xử lý chất thải: Xã có 6/6 xóm thực hiện Đề án thu gom vận chuyển và xử lý rác thải ra khỏi địa bàn, đạt tỷ lệ 100%

        - 100%  chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom và tái chế sử dụng.

      - Toàn xã có 559/654 hộ đạt tỷ lệ 85,47% cơ sở chăn nuôi đảm trên địa bàn đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường.

       - Toàn xã có 04 khu nghĩa trang tại xóm 1, xóm 4 và xóm 5, các khu nghĩa trang đều đảm bảo các điều kiện về quy hoạch, có quy định nơi hung táng, cát táng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.

      - Cây xanh được bố trí trồng tại các điểm dân cư nông thôn nhằm đảm bảo cảnh quan, điều hòa không khí và vệ sinh môi trường tổng diện tích 626780.000/6794 nhân khẩu đạt 6,2m2/người.

       II. Hệ thống chính trị

       Hệ thống chính trị của xã: Đảng bộ cơ sở có 9 chi bộ trực thuộc, với 303 đảng viên. Trong đó 6 chi bộ nông thôn, 2 chi bộ trường học, chi bộ CA.

       UBND xã: thực hiện mô hình 1 cửa liên thông về cải cách hành chính khá nền nếp. Trình độ cán bộ công chức không ngừng được nâng cao với 33 người, trong đó cán bộ công chức là 20 người.

        Trong tổng số 20 công chức có 17 đồng chí có trình độ Đại học, 02 đồng chí đang theo học Đại học và 01 đồng chí Trung cấp, có 18 người có trình độ Trung cấp lý luận chính trị 0 Cao cấp chính trị

        Uỷ ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể: hoạt động tốt, hàng năm đều hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

        Hội Cựu chiến binh: có 6 chi hội trực thuộc với 399 hội viên.

       Hội LH Phụ nữ: có 6 chi hội, tổng số hội viên của hội là 1159 hội viên.

      Hội Nông dân: có 6 chi hội với 2643 hội viên.

       Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: có 7 chi đoàn với 758 đoàn viên.

       Số lượng xóm, 6 xóm.

Danh sách tên các xóm:

STT

Tên xóm

Số hộ gia đình

Số nhân khẩu

ghi chú

1

Xóm 1

245

957

 

2

Xóm 2

272

1030

 

3

Xóm 3

238

844

 

4

Xóm 4

313

1164

 

5

Xóm 5

401

1585

 

6

Xóm 6

352

1290

 

Tổng cộng

1834

6969

 

Anh-tin-bai

BẢN ĐỒ XÃ TÂN SƠN - HUYỆN ĐÔ LƯƠNG
Lịch làm việc
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TÂN SƠN
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trần Như Ý - Chủ tịch UBND xã

Trụ sở: Xóm 3 - Xã Tân Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0398092272 - Email: ypcttanson@gmail.com